Việt Nam ngoài việc nổi tiếng với du khách nước ngoài về bờ biển với những bãi cát dài và đẹp thì con biết đến bởi cảnh sắc thiên nhiên núi rừng hùng vĩ và thơ mộng. Những điểm đến mà các phượt thủ mong muốn thường là các cung đường đèo và không thể không kể đến Đèo Tà Pứa (Tà Pao). Vậy đèo Tà Pao ở đâu? Vẻ đẹp đèo Tà Pao thể hiện như thế nào? mời các bạn cùng Mephuot.com khám phá qua bài viết sau đây.
Đèo Tà Pứa nằm ở đâu?
Từ Sài Gòn theo QL1A đến ngã ba Ông Đồn, rẽ trái vào thị trấn Gia Ray, Xuân Lộc, đi theo đường ĐT766 chạy khoảng hơn 50km là đến xã Mepu (có thể ghé chợ Mepu 2 mua thực phẩm), sau đó gặp ngã ba với đường ĐT717 và rẽ trái vào đường 717 vài km là vào đèo Tà Pứa.
- Vừa xuống hết đèo Tà Pứa, qua một cây cầu nhỏ trên đường thì có lối đường mòn bên tay phải, đi vào khoảng hơn 1km là tới thác. Từ Sài Gòn đi theo đường này khoảng 150km.
- Hoặc thể đi theo QL20, từ ngã ba Dầu Giây theo QL20 đi đến đầu thị trấn Dam’bri gặp ngã ba với đường ĐT717 thì rẽ phải vào đường 717 và chạy hơn 14km là tới lối vào thác.
- Đoạn đường này chạy rất thoáng và đẹp, bạn sẽ đi ngang cầu treo bắt ngang qua suối, buổi chiều dân địa phương ra đây tắm suối, đi dạo hay câu cá rất vui. Dù hai bên đường lại rất vắng vẻ, đa số chỉ có người dân tộc ít người và lâu lâu mới có vài xe lớn đi ngang.
- Đoạn lên đèo Tà Pứa tuy ngắn nhưng rất khó đi do có rất nhiều ổ gà ổ voi trên đường. Đường vẫn đang được sửa chữa, nhưng theo quan sát của chúng tôi, đây dường như là cung đường dành cho các xe quá tải chạy để né công an, cũng là nguyên nhân chính gây ra hư đường.
XEM THÊM: đèo Nước Ngọt ở đâu
Làm gì khi đến Tà Pứa?
Khung cảnh hai bên và trước mặt rất thơ mộng và hoang sơ. Dấu hiệu sắp đến đèo là bạn sẽ bắt gặp một con suối nhỏ dọc đường đi. Người dân ở đây thả vật nuôi đi kiếm ăn tự nhiên, từ gà, bò, đến cả dê… nên không có gì bất ngờ khi bạn đang chạy xe lại thấy một chú bò đang nằm nghỉ mệt giữa đường hay những chú dê con uống nước bên bờ suối. Mọi vật hiện ra trước mắt như đưa bạn trở về một vùng quê yên bình đúng nghĩa.
Cảnh sắc hoang sơ mang bạn về gần với núi rừng
Gần đến đỉnh đèo sẽ có một cột mốc “Tà Pao” nên hầu hết dân địa phương hay đều gọi đây là đèo Tà Pao. Khi đã đặt chân lên đỉnh đèo, phóng tầm mắt nhìn xuống Bình Thuận, sẽ thấy những thảm lúa bạt ngàn đến bất tận. Từ đây, bắt đầu cung đường zic-zắc, liên tiếp những cua tay áo đổ dốc cực kỳ nguy hiểm. Một bên là triền núi chạy dài xuống đồng bằng, một bên là ruộng lúa nối tiếp nhau đẹp không thể tả. Đất trời Bình Thuận hiện ra đẹp đầy mê hoặc.
Khi đã thỏa lòng với những khoảnh khắc ngoạn cảnh từ trên đỉnh đèo, thì trải qua đoạn đường đi xuống đèo Tà Pứa cũng là một khám phá thú vị. Ra ngã ba lớn, rẽ phải, tiếp tục đi theo DT713 để về Long Khánh, hai bên đường chính là những ruộng lúa bạn nhìn thấy trên đỉnh đèo trước đó. Vì ở đây trồng lúa quanh năm nên dù đi mùa nào, thì du khách cũng có thể thấy những ruộng lúa mênh mông như thế. Chạy xe giữa con đường hai bên thênh thênh cảnh quê yên bình, thấy mình nhẹ nhàng thoải mái đến lạ lùng.
NÊN ĐỌC: đèo Khau Phạ ở đâu
Dạo qua Thác Tà Pưa
Thác Tà Pứa là những tảng đá bằng phẳng, dài đến vài chục mét, chênh lệch độ cao không lớn và dòng nước chảy khá hiền hòa trong sự yên tĩnh của núi rừng. Chỉ vào mùa mưa, dòng thác mới ào ào tung bọt. Thời điểm đi chơi thác tuyệt vời nhất nằm trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 6 dương lịch.
Khi đó, những mạch nước, con suối nhỏ trên đường vào thác đủ cạn để chạy xe máy qua. Dòng nước của thác cũng đủ đẹp cho trò chơi trượt thác.
Vào mùa nước cạn, những tảng đá lớn, dài và tương đối bằng phẳng đủ chỗ để tập kết nhiều xe máy, để dựng lều và còn đủ cả chỗ rộng rãi để ngồi ăn uống, trò chuyện cùng nhau. Những dòng nước nhỏ bị chia tách bởi các tảng đá, luồn lách chảy và thỉnh thoảng lại tụ lại với nhau ở một vài hõm nước. Tán cây rừng xanh rì hai bên, buổi tối in lên nền trời những hình thù kỳ dị. Không gian tĩnh lặng.
Chạy xe máy từ Sài Gòn lên tới đây, vừa đi vừa nghỉ dọc đường, rồi ghé chợ Mepu 2 mua sắm thực phẩm, khi vào đến thác trời cũng ngả chiều. Xe máy được tập kết lại, vài chiếc khóa dây khóa chúng lại cho yên tâm là chính. Lều trại được nhanh chóng dựng lên trên những vị trí bằng phẳng nhất, sau đó là việc chuẩn bị đồ ăn giữa núi rừng, thật thú vị.
Và rồi khi nắng tắt sau những rặng cây, nến, đèn được thắp lên, cả một đoạn thác cạn bỗng lung linh và ồn ào hơn ngày thường bởi tiếng cười của những vị khách từ thành phố lên chốn rừng xanh.
Thác trượt Tà Pứa chưa khai thác du lịch nên còn khá hoang sơ, chủ yếu chỉ có các nhóm khách xa biết tiếng mà đến cắm trại, và dân địa phương đến trượt thác mà thôi.
XEM QUA: đèo Phượng Hoàng ở đâu
6 kinh nghiệm khi phượt đèo Tà Pưa
Đèo Tà Pưa là một con đường đẹp và tráng lệ nhưng hiểm trở. Nếu có dự định chinh phục cung đường này, bạn nên cân nhắc những kinh nghiệm sau:
- Đi xe số hoặc xe côn thay vì xe tay ga. Những đoạn xuống dốc, đèo dốc cực kỳ nguy hiểm, xe tay ga trơn trượt khó điều khiển.
- Trang bị các thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, đầu gối và dây đai khuỷu tay.
- Kiểm tra xe cẩn thận, đặc biệt là phanh, ga, lốp,… trước khi lái xe.
- Bạn cần có thêm nhiên liệu phòng trường hợp hết xăng ở chỗ trống.
- Thời tiết dưới chân đèo và trên đỉnh đèo chênh lệch nhau rất nhiều, các bạn hãy mang theo áo khoác mỏng để đề phòng lạnh cóng nhé.
- Nếu bạn muốn dừng xe ở đầu đèo và check-in, hãy đậu xe vào góc cua và tránh va vào các xe khác đang lên dốc nhé.
Lời Kết
Đèo Tà Pứa đã để lại ấn tượng thật đẹp về một bức tranh hiền hòa về mảnh đất của người miền Nam chân chất, mộc mạc mà bao dung. Mong rằng những thông tin trên bài của Mephuot.com có thể giúp ích cho những ai có ý định khám phá đèo Tà Pứa (Tà Pao) ở đâu khi đến Lâm Đồng.