Khám phá các cung đường khó nhằn và đầy thử thách là mục tiêu của đa số các phượt thủ. Một trong những địa điểm các phượt thủ lựa chọn hàng đầu chính là các cung đường đèo. Và một trong những cung đèo các phượt thủ nên cân nhắc khám phá chính là đèo Tam Điệp nằm ở giữa Tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Vậy con đèo này có gì đặc biệt, hãy cùng Mephuot.com khám phá nhé.
Đèo Tam Điệp ở đâu?
Đèo nằm ở Thị xã Tam Điệp, cách thành phố Ninh Bình khoảng 18km về phía Nam. Có 3 dãy núi bắt đầu từ Hòa Bình. Nơi đá hạ xuống gọi là đèo. Từ phía bắc đến khu vực này có ba đèo liền nhau nên được đặt tên là Tam Điệp. Đèo thứ nhất cao 68 m, đèo thứ hai cao 110m, đèo cuối cùng cao 80m (so với mực nước biển).
Có một sự kiện lịch sử còn gắn liền với đèo Tam Điệp. Tháng Chạp năm Mậu Thân , vua Quang Trung tổ chức yến tiệc tại đây cho nghĩa quân trước khi bắc tiến lần thứ hai.
Đèo Tam Điệp không chỉ là một thắng cảnh mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng đã đi vào thơ ca của các thi nhân xưa và nay.
XEM THÊM: đèo Gió Bắc Kạn
Đèo Tam Điệp có liên hệ gì với thơ ca và lịch sử?
Đèo Tam Điệp được biết đến nhiều thông qua thơ ca và các tác phẩm văn học của các thi hào thời trước, ví dụ như:
- Có trong thơ Nguyễn Du:
Đạp mây núi Ba Dội
Kẻ lãng khách lại qua
Trong mắt thu đất lớn
Ngoài khơi thấy biển xa.
- Còn ở trong thơ Hồ Xuân Hương:
Một đèo, một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Đèo còn như một chứng nhân sống của lịch sử hào hùng nước nhà
Ba con đèo liên tiếp nằm trên quốc lộ 1A thuộc dãy núi Tam Điệp thuộc thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Từ phía bắc, đèo thứ nhất cao 68m, đèo ở giữa cao 110m và đèo cuối cùng vượt qua độ cao 80m (so với mặt nước biển). Phía Bắc đèo Tam Điệp có cửa ải hiểm trở, hai bên là núi đá cheo leo nên đèo Tam Điệp là một tuyến phòng thủ vững chắc, được ví như bức tường thành chiếm vị trí chiến lược nối liền Bắc – Nam của đất nước.
ĐỌC THÊM: đèo Gió Hà Giang
Làm gì khi đến Đèo Tam Điệp – Ba Dội?
Ngang qua đường Thiên Lý
Trước những thập niên đầu thế kỷ 20, tuyến đường tự nhiên Bắc – Nam dọc theo đoạn này không phải là Quốc lộ nay đi qua Dốc Xây mà là vòng quanh thung lũng phía Đông núi Dốc Xây và phải leo 3 con đèo. được bà chúa thơ Hồ Xuân Hương miêu tả: “Một đèo, một đèo, lại một đèo …” Do đó tên đèo Ba Dội, viết theo chữ Hán là Tam Điệp. Theo Thượng Kinh ký sự – Lê Quý Đôn phải “Bắt đầu trèo từ lúc gà trống gáy cho đến khi mặt trời lặn mới có thể xuống núi”. Luồn lách qua những vách đá sừng sững là một địa thế chiến lược vô cùng hiểm trở đó là phòng tuyến Ba Dội(Tam Điệp).
Cách đây 230 năm (1789) 29 vạn quân Thanh xâm lược miền Bắc nước ta, các tướng Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm dưới thời Quang Trung Nguyễn Huệ đã rút quân về giữ phòng tuyến và làm chủ con đường, chỉ liên lạc hai đường thủy bộ qua cửa Thần Phù – cửa Biện Sơn để chờ quân Phú Xuân của Nguyễn Huệ ra trận. Ngày 25/1/1789, Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn sau khi xong tiệc khao quân, xông thẳng ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh, một chiến tích lẫy lừng trong lịch sử đất nước, khôi phục độc lập tự chủ của dân tộc.
Ghé thăm bia khắc bài thơ của vua Thiệu Trị
Đèo Tam Điệp ở độ cao cao hơn 110m so với mực nước biển, trên đỉnh đèo có tấm bia đá khắc bài thơ của vua Thiệu Trị khi du ngoạn đến đây (1842) và say mê cảnh đẹp tuyệt vời này vào năm đó.
Nội dung của bài thơ này như sau:
“Giữa lối xanh um núi chất chồng
Tâng tầng phóng bước cõi Cầu Long
Chẳng như Vương ốc chừa lối tắt
Còn giống La Phù biệt lối thông
Đón gặp thần xa xuôi một ngọn
Vươn cao trùng điệp biết bao vòng
Thanh, Ninh hai trấn đây ranh giới
Đức diệu kỳ quan lượn khắp vòng”.
NÊN ĐỌC: đèo Tà pao ở đâu
Dừng chân phóng ra ngắm toàn cảnh thành phố Tam Điệp
Từ đèo Tam Điệp, du khách có thể thấy được thành phố Tam Điệp và khu công nghiệp Tam Điệp đang phát triển mạnh mẽ như thế nào cùng với thị xã Bỉm Sơn, nơi có 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Long Sơn với công suất 9 triệu tấn / năm, trữ lượng gần 20 tỷ tấn. Đá vôi làm nguyên liệu, bao gồm cả sa thạch và đá phiến sét và các chất phụ gia khác, là một trong những cơ sở sản xuất xi măng lớn nhất cả nước, 3 nhà máy gạch tuynel sản xuất hơn 200 triệu viên / năm, và nhiều công ty sản xuất đá, vôi và các vật liệu khác đảm bảo lập kế hoạch, đáp ứng nhu cầu và ưu tiên bảo vệ môi trường nói chung.
Lời Kết
Đèo Tam Điệp chắc và sẽ để lại nhiều ấn tượng tuyệt vời về một tỉnh Ninh Bình thân thiện, hiếu khách. Mephuot.com hi vọng rằng những thông tin có trong bài có thể giúp ích cho những phượt thủ có mong muốn khám phá đèo Tam Điệp khi đặt chân đến Ninh Bình.